Vì sao một quyết định tốt chưa chắc đã đem lại kết quả tốt? (và ngược lại)

Rạng sáng ngày 12/7, cả nước Anh nín thở nhìn đội nhà chuẩn bị đá luân lưu trong trận chung kết Euro lịch sử. Ở nửa kia Trái Đất, mắt của tác giả cũng dán chặt vào màn hình. Zim luôn có một sự ưu ái đặc biệt đối với đội tuyển xứ sở sương mù. 

Ngay trước khi trọng tài thổi còi kết thúc thời gian thi đấu chính thức, HLV Southgate quyết định cho Rashford và Sancho vào sân, với một nhiệm vụ duy nhất: đá penalty thành công.

Kết quả: Anh thất bại trước Ý trên chấm phạt đền. Cả Rashford và Sancho đều đá hỏng. Liệu Southgate đã mắc sai lầm?

“WHAT AN IDIOT!”
“FIRE SOUTHGATE!”

Tính tới thời điểm trước trận đấu, tỷ lệ đá penalty thành công của Rashford là 89%, thuộc nhóm cao nhất đội tuyển. Sancho cũng có thành tích ấn tượng trước đó, thực hiện thành công 10 trên 11 quả penalty ở mọi mặt trận. Lần bỏ lỡ duy nhất là tại World Cup U17 năm 2017.

Vậy tại sao vẫn có một số lượng lớn fan chỉ trích quyết định của Southgate? 

Đơn giản là vì quyết định đó không thành công.

Trong decision making có một bias thường gặp gọi là resultingkhi ta chỉ dựa trên kết quả để đánh giá chất lượng của quyết định

Và Zim cũng không phải ngoại lệ khi đánh giá những quyết định của mình dựa trên kết quả, thay vì tập trung vào những yếu tố khác quan trọng hơn như thought process, hay những thông tin mình có.

Việc chúng ta là nạn nhân của resulting cũng có lý do của nó.

Cơ chế tồn tại của con người

Khi nghe sột soạt trong bụi cỏ, và sau đó thấy một con hổ to đùng nhảy ra, chúng ta ngay lập tức hình thành một connection giữa con hổ và tiếng sột soạt.

Giữa việc bị báo động giả: chạy khi nghe sột soạt, nhưng không có hổ (Type I Error: False Positive), với việc mặc kệ tiếng sột soạt rồi bị ăn thịt (Type II Error: False Negative), thì Zim chọn False Positive, all day every day.

Psychologist gọi đây là predictable connection (mối liên kết có thể dự đoán trước). Predictable connections là cơ chế tồn tại của con người.

Lúc nào chúng ta cũng phải cố gắng tìm những mối liên kết này, như mối liên kết giữa kết quả không tốt là do quyết định sai lầm, cho dù connection đấy có thể không đúng hoàn toàn 100%.

Kết quả không phản ánh 100% chất lượng của quyết định

We make decisions on a daily basis. Từ việc hôm nay ăn gì, cho tới việc có nên có nên nghỉ việc hay không. Chất lượng của những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Những bias như resulting cản trở chúng ta ‘rút kinh nghiệm’ một cách chính xác nhất. Vậy làm thế nào để có thể đưa ra những quyết định tốt hơn?

Sử dụng xác suất (probability) trong decision making process

Khác với chess, khi mọi thứ được bày hết trên bàn cờ, cuộc sống chính ra giống với poker hơn – a game of incomplete information. Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định mà không có đầy đủ thông tin. Hãy suy nghĩ như một poker player chuyên nghiệp.

Về bản chất, khi một quyết định được đưa ra, ta đang đánh cược rằng kết quả của quyết định đó trong tương lai sẽ tốt hơn các lựa chọn còn lại. 

Ở tầng cơ bản nhất, poker player chuyên nghiệp cố gắng theo bài khi tỉ lệ thắng của họ cao nhất, và bỏ bài khi tỉ lệ thắng thấp so với potential reward có thể nhận được. 

Thay vì tư duy theo resulting, trắng và đen:

Cuộc sống giống như thế này hơn:

Qua việc buộc bản thân nghĩ theo xác suất, chúng ta sẽ có một cái nhìn chính xác hơn về thực tế. Đánh giá được trạng thái kiến thức (state of knowledge) vào thời điểm hiện tại. Qua đó đưa ra quyết định có xác suất thành công cao nhất.

Quay lại với Southgate, cả Rashford và Sancho đều là những cầu thủ sút penalty tốt. Trên thực tế, quyết định thay người là chiến thuật có xác suất chiến thắng cao hơn những lựa chọn còn lại. 

Southgate made a good-quality decision that got a bad outcome.

Lời kết

Chủ đề decision making rất rộng và không có một công thức áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. There’s no one-size-fits-all. Zim hy vọng bài viết này đem lại giá trị tích cực cho decision making process của bạn.

Until then, take it easy.
Zim

References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

Annie Duke. Thinking in Bets

The start of something exciting.

Là độc giả của Nghĩ với Zim, có thể đôi lúc bạn cũng tự hỏi là blog này nói về chủ đề gì? Vì đôi khi nó quá đỗi random.

Bản thân Zim cũng không biết nữa. And it’s time to figure it out.

Trong vài tuần ‘nghỉ ngơi’ vừa qua, Zim nghĩ nhiều về mình sẽ làm gì trong cuộc sống duy nhất này. Viktor Frankl thật không sai khi nói rằng con người cần tìm ý nghĩa cho sự tồn tại của mình.

Từ trước tới giờ, Zim luôn muốn viết một cuốn sách tổng hợp những thứ mình đã học được, về những giá trị và nguyên tắc cơ bản của cuộc sống.

Những bài học mà Zim muốn dành cho các con của mình. Hy vọng chúng sẽ lớn lên cùng với sự tò mò thuần khiết về thế giới, được phát triển những giá trị cần thiết cho một cuộc sống đủ đầy về vật chất cũng như tinh thần. To live a full life.

Và cũng như cách mà Zim sẽ approach một startup. Thay vì đóng cửa ‘luyện công’ thực hiện một sản phẩm có thể không ai cần, Zim muốn mời độc giả của Nghĩ với Zim, cùng mình tham gia vào cuộc hành trình này.

Hy vọng các bạn cũng excited về những bài viết sắp tới trên Nghĩ với Zim như bản thân Zim vậy.

Until next time, take it easy.
Zim

Nếu team bạn chưa có One on One, you are missing out!

Trong High Output Management, Andy Grove giới thiệu tới độc giả của mình One on One. Một dạng meeting định kỳ khi nhân viên dành thời gian ngồi nói chuyện trực tiếp với cấp trên của mình. Và từ đó tới nay, One on One trở thành một technique được sử dụng rộng rãi trong và ngoài Silicon Valley.

Cũng như hàng trăm học trò của Andy Grove, Zim cũng đang sử dụng One on One trong team của mình.

Zim viết bài này với mục đích tổng hợp lại những cách thực hành tốt nhất để hàng ngày có cơ sở để tra cứu lại. Đồng thời cũng là một nơi để cho các bạn cùng team đọc, hiểu hơn lý do mình sử dụng One on One, và giúp Zim tiến bộ hơn trong những buổi One on One của mình.

Vậy One on One là gì?

One on One là buổi meeting định kỳ giữa một bạn nhân viên (subordinate) với cấp trên trực tiếp của mình (supervisor).

Mục tiêu của One on One là cùng nhau học hỏi (mutual learning) và trao đổi thông tin (exchange of information).

Khi bàn luận về một vấn đề hay tình huống nhất định, cấp trên dạy nhân viên các kỹ năng và know-how của mình. Đồng thời, bạn nhân viên chia sẻ với cấp trên những việc mình đang làm và những lo lắng của bản thân nếu có.

Những thông tin và learning từ các buổi One on One sẽ rất hữu ích khi nhà quản lý muốn đưa ra những quyết định tốt nhất cho công ty của mình.

Không những thế, One on One giúp cả team hiểu rõ về mong đợi (expectation) của nhau. Cũng như đồng bộ hoá cách làm việc và xử lý các tình huống. Và chi khi đó, những công việc được giao (delegation) mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Về cơ bản, One on One giúp:
Những ý tưởng tốt nhất, những trở ngại lớn nhất và những vấn đề nghiêm trọng nhất trong cuộc sống của nhân viên tìm tới được những người có thể giải quyết chúng (cấp trên và cấp trên nữa).

Nội dung của buổi One on One có những gì?

One on One nên là meeting do bạn nhân viên chủ trì. Điều này có nghĩa là cấp dưới sẽ là người chuẩn bị những điều sẽ được bàn trong meeting (agenda), cũng như là người quyết định nhịp độ của One on One.

Lý do cho điều này rất đơn giản. Khi chuẩn bị outline của One on One, bạn nhân viên sẽ phải nghĩ trước tất cả những vấn đề và lo lắng mà mình muốn nêu lên trong buổi nói chuyện.

Đồng thời, thay vì một manager phải chuẩn bị cho 5 buổi One on One, mỗi bạn cấp dưới sẽ tự chuẩn bị cho One on One của mình.

Thông thường, một buổi One on One sẽ đề cập tới:
1. Hiệu suất làm việc và chỉ số mà bạn nhân viên sử dụng để đo lường KPI của mình (eg. số lượng order, production output, etc.). Đặc biệt nên tập trung vào những chỉ số có dấu hiệu không tốt.
2. Bao gồm tất cả những thứ xảy ra tính từ buổi One on One trước. Có thể là những vấn đề tuyển dụng, vấn đề về con người, những kế hoạch cho tương lai, etc. Và rất quan trọng: những vấn đề tiềm ẩn (potential problems).

Zim đặc biệt thích câu hỏi về potential problems. Cho dù có thể chỉ là trực giác của bạn nhân viên, việc nhắc tới khả năng xảy ra những vấn đề này sẽ giúp nhà quản lý phát hiện ra những điểm mù của bản thân. Giúp giải quyết sớm những vấn đề, mà nếu không xử lý, có thể gây ảnh hưởng lớn tới công ty.

Trong One on One, cấp trên sẽ làm gì?

Vì đây là meeting của bạn nhân viên, nhà quản lý chỉ nên nói 10% và dành 90% thời gian còn lại để lắng nghe.

Nhiệm vụ của họ trong One on One là thu thập thông tin (to learn) và huấn luyện (to coach). Giúp cấp dưới của mình chia sẻ những thứ đang xảy ra và những điều đang làm họ lo lắng.

Andy Grove khuyên các nhà quản lý luôn “Ask one more question!”. Điều này sẽ giúp duy trì dòng suy nghĩ, cho tới khi cả 2 cảm thấy đã tới được cốt lõi của vấn đề.

Nên One on One bao lâu một lần?

Theo Andy Grove, tần suất One on One sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn nhân viên với công việc đang phải thực hiện.

Như vậy, One on One nên được tổ chức thường xuyên với nhân viên chưa có kinh nghiệm với việc đang được giao (i.e. mỗi tuần 1 lần), và ít hơn với những người đã có kinh nghiệm trong việc đang làm (i.e. 4-6 tuần 1 lần).

Độ dài của một One on One?

Ít nhất 1 tiếng. Andy Grove nói rằng, theo kinh nghiệm của ông, những One on One ngắn hơn 1 tiếng thường làm nhân viên chọn những vấn đề đơn giản, có thể xử lý nhanh chóng.

One on One ở đâu?

Tốt nhất là tại nơi bạn nhân viên làm việc hoặc ở đâu gần đó. Qua việc quan sát nơi làm việc của nhân viên, cấp trên có thể phần nào biết được nhân viên của mình tiếp cận công việc như thế nào. Có tổ chức không, hay lúc nào cũng phải dành nhiều thời gian đi tìm tài liệu. Có dễ bị mất tập trung không?

Các tip để One on One hiệu quả — từ Andy Grove

  1. Mỗi người nên có một bản copy của outline và take note trên đó. Việc take note (cho dù bạn có thể không xem lại) giúp tránh phân tâm cũng như để xử lý những thông tin một cách dễ dàng hơn.
  2. Chủ meeting (bạn nhân viên) nên gửi outline trước cuộc họp. Việc này tạo cơ hội để 2 người cùng đánh giá và có thể cancel meeting nếu không có gì khẩn cấp.
  3. Khuyến khích những cuộc trò chuyện heart-to-heart, về những vấn đề trong công việc và cuộc sống. Bạn nhân viên có hài lòng với performance của mình không? Có đang hoài nghi về career path của mình không?

Cấp trên nên dành một khoảng thời gian đủ dài cho những chủ đề này. Thay vì chỉ nhắc tới trong 5 phút cuối buổi One on One.

  1. Nên schedule buổi One on One tiếp theo ngay khi buổi One one One hiện tại kết thúc.

Những câu hỏi hay cho One on One

Trong The Hard Thing About Hard Things (a MUST read!), Ben Horowitz chia sẻ với độc giả của mình những câu hỏi mà Ben thấy có ích trong các buổi One on One của mình. Zim sẽ note lại ở bên dưới nhé.

  • If we could improve in any way, how would we do it?
    Nếu có thể cải thiện công ty bằng bất kỳ cách nào, chúng ta nên làm gì?
  • What’s the number-one problem with our organization? Why?
    Vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải là gì? Vì sao?
  • What’s not fun about working here?
    Bạn không thích gì khi làm việc ở đây?
  • Who is really kicking ass in the company? Whom do you admire?
    Ai là người bạn ngưỡng mộ nhất công ty? Ai đang ‘toả sáng’ trong công việc của mình?
  • If you were me, what changes would you make?
    Nếu bạn là tôi, bạn sẽ thay đổi những gì?
  • What don’t you like about the product?
    Bạn không thích điều gì ở sản phẩm của chúng ta?
  • What’s the biggest opportunity that we’re missing out on?
    Cơ hội lớn nhất mà chúng ta đang bỏ lỡ là gì?
  • What are we not doing that we should be doing?
    Điều gì nên được làm, mà chúng ta chưa làm?
  • Are you happy working here?
    Bạn có vui khi làm việc ở đây không?

Conclusion

Với Zim, One on One là một công cụ thật sự hữu ích để hiểu và gắn kết với đồng đội của mình hơn. Đồng thời luôn được cập nhật những gì đang xảy ra và những vấn đề tiềm ẩn, mà không micromanage.

Hy vọng bạn thích những bài viết về business như thế này. Hẹn cả nhà tuần sau!
Take it easy.
Zim


References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

Andrew S. Grove — High Output Management
Ben Horowitz — The Hard Thing About Hard Things: Building a Business When There Are No Easy Answers

Andy Grove (1936-2016) là cựu president, CEO, chairman của Intel, tác giả của nhiều best sellers như High Output Management và Only The Paranoid Survive.

Ben Horowitz hiện là cofounder và general partner của quỹ đầu tư mạo hiểm Andreesen Horowitz. Trước đó Ben làm cofounder và CEO của Opsware, được Hewlett-Packard (HP) mua lại năm 2007 với giá $1.6B

Để không ‘phát điên’ trong pandemic

Ngày thứ 3 của đợt giãn cách không Grab food, không shipper. Zim lọ mọ xem lại note về Stockdale ParadoxMan’s Search for Meaning (Viktor Frankl).

Biết đâu một bài học nào đó sẽ giúp chúng mình trải qua được đợt ở nhà này mà không ‘phát điên’ lên.

Đừng nhầm lẫn niềm tin bạn sẽ thắng với kỷ luật để đối đầu với sự thật của thực tại.

Khi Jim Collins hỏi về làm sao Stockdale có thể sống sót việc bị cầm tù và tra tấn (từ 1965 tới 1973) trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khi không biết được bao giờ mình được thả, ông trả lời rằng:
Tôi chưa bao giờ mất niềm tin, không bao giờ nghi ngờ việc tôi sẽ thoát ra, rằng cuối cùng tôi sẽ chiến thắng và biến trải nghiệm thành cột mốc quan trọng của cuộc đời mình.

Stockdale kể tiếp:
Những người lạc quan (optimist) lại là những người không sống sót (nghe có phần ngược với những gì ông nói ở trên ha).
Họ sẽ là những người nói: “Chúng ta sẽ được ra vào dịp Giáng sinh.”
Rồi Giáng sinh đến và đi.
Sau đó, họ sẽ nói, “Chúng ta sẽ được ra trước Lễ Phục sinh.”
Rồi Lễ Phục sinh cũng đến và đi. Và sau đó là Lễ Tạ ơn, và rồi lại thêm một Giáng sinh nữa.

Dần dần, những người lạc quan chết vì trái tim và những niềm hy vọng tan vỡ.

Đây là một bài học rất quan trọng. Đừng nhầm lẫn niềm tin bạn sẽ thắng — một điều bạn không bao giờ được đánh mất — với những kỷ luật cần thiết để đối đầu với sự thật (tàn khốc) của thực tế hiện tại, cho dù chúng có thể là gì.

Zim không hy vọng là tới Giáng Sinh sẽ hết dịch. Có khi Tết 2022 mọi thứ cũng chưa bình thường trở lại.

Nhưng Zim cũng tin rằng một ngày nào đó, mình sẽ lại vi vu các nước. Ngồi nhâm nhi ly cafe sáng tại Paris, đi dạo quanh nhà thờ St. Paul, hay clubbing và ăn đêm ở Itaewon.

Hãy giữ vững niềm tin là chúng ta sẽ thắng nhé.

Đôi khi, cách duy nhất để tồn tại là đầu hàng cái chết

Một góc nhìn khác tới từ Man’s Search for Meaning của Viktor Frankl. Và thật ra Zim sử dụng cả 2 cách suy nghĩ trên mà chưa bao giờ thấy xung đột cả.

Để tồn tại, bạn phải ổn với việc mình có thể chết bất cứ lúc nào.

Đây là một trong những khác biệt lớn giữa những người sống sót như Frankl và những người ‘hoá điên’ ở trong trại tập trung.

Một trong những bài học quan trọng nhất trong Stoicism cũng là ‘memento mori’ (tạm dịch: “hãy nhớ là bạn cũng sẽ chết thôi”). Mỗi khi đọc hoặc nhớ tới câu này, Zim thường cảm thấy một nguồn năng lượng biết ơn tràn qua cơ thể.

Như bật công tắc vậy, Zim cảm thấy biết ơn vì vẫn được nằm trong phòng có điều hoà, vẫn có mì gói sẵn sàng, vẫn có thể nhấc điện thoại lên hế lô bố mẹ bạn bè. Cảm thấy biết ơn vì vẫn có thể hít thở không khí. Biết ơn vì mình vẫn đang sống.

So với việc Zim có thể chết bất cứ lúc nào, việc được sống và hít thở trong phòng doesn’t seem so bad anymore.

Mọi nỗi lo toan dường như đều nhỏ hết lại.

Mọi thứ đều sẽ ổn thôi. Vì chúng ta đều rồi sẽ chết. Mỗi ngày trôi qua được hít thở không khí, động đậy chân tay là một blessing rồi.

Và dù bạn có nằm lăn quay xem Netflix trong 15 cái blessings sắp tới thì cũng okay thôi. Hãy trân trọng từng cảnh quay đẹp từ người làm phim, trân trọng từng khung hình rõ nét từ internet tốc độ cao nhé.

Việc tìm ý nghĩa cuộc sống trong mỗi khoảnh khắc hoàn toàn phụ thuộc vào bạn

Theo Frankl, mặc dù số phận của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xung quanh, ngay cả trong tình huống xấu nhất, con người luôn có quyền tự do chọn thái độ sống của mình.

Man always has the freedom to choose his attitude towards life.

Trong suốt thời gian trong trại, Frankl sống sót bằng cách tập trung vào những ý nghĩa tiềm năng (potential meaning) mà ông có thể tạo ra cho chính mình.

Việc chúng ta đang phải ở nhà có ý nghĩa gì với bản thân bạn?

Có thể đây là khoảng thời gian để relax, recharge, chuẩn bị cho cuộc sống bận rộn sau dịch?

Có thể đây là cách the universe bảo “cùng dừng lại nào”, bây giờ mình nên học thêm gì nhỉ?

Có thể đây là khoảng thời gian giảm chi tiêu, để ta không phải lao vào vòng luẩn quẩn trả nợ credit card hàng tháng. Hoặc tiêu nhiều lên, hãy chăm chút bản thân đi.

Chúng ta luôn có quyền tự do chọn thái độ sống của mình, ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Stay safe, and take it easy.
Zim


References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

Good to Great: Why Some Companies Make the Leap and Others Don’t — Jim Collins

Man’s Search for Meaning — Viktor E. Frankl

Về Hạnh Phúc

Zim ít khi hỏi bản thân ‘hạnh phúc là gì?’ và thấy may mắn vì mình là người tích cực vừa đủ. Chứ vui quá thì cũng sẽ buồn thật nhiều.

Tính Zim thích sướng. Thích làm cái gì đơn giản. Thích chọn đường dễ để đi. Thích sắp xếp cuộc sống thế nào cho mình thoải mái nhất.

Chẳng biết từ bao giờ, nhưng mẹ kể là từ lúc bé xíu xiu, Zim đã vậy rồi. “Bô ướt là Zim nó không có chịu ngồi. Áo thủng lỗ là không chịu mặc.”

Dù may mắn được nhìn cuộc sống với ‘lăng kính sung sướng’ như vậy, Zim nhiều khi vẫn khắt khe với bản thân, đồng thời khắt khe cả với những người xung quanh mình.

Cảm giác mình chưa làm được gì cả. Cảm giác thời gian đang bất lực trôi qua, kéo theo tuổi trẻ của ta đi cùng. Cảm giác mình luôn phải đuổi theo một cái gì đó.

Vậy là Zim đọc về Hạnh phúc.

Note: Đây không phải bài viết tạo động lực hay năng lượng tích cực cho bạn. Đây giống như gạch đầu dòng những góc nhìn về Hạnh phúc mà Zim thấy thú vị khi tìm hiểu. Hơi ngắn gọn và khô khan nhưng biết đâu lại có ích.

Bất hạnh của chúng ta đến từ những ràng buộc (attachments)

Hầu hết mọi cảm xúc tiêu cực mà bạn trải qua đều là kết quả trực tiếp từ sự ràng buộc (hoặc sự phụ thuộc).

Sự ràng buộc này xuất phát từ niềm tin sai lầm rằng bạn cần một điều gì đó hoặc ai đó để đạt được hạnh phúc.

Vậy thì làm gì? Lập trình lại suy nghĩ của mình và loại bỏ những ràng buộc đó. Và chỉ khi nhận thức và hiểu hơn về những ràng buộc của bạn, khi đó chúng ta mới bắt đầu thay đổi.

Tình yêu và Hạnh phúc không phải là những thứ bạn đi tìm là thấy

Lý do bạn không hạnh phúc là vì bạn đang tập trung vào những gì mình không có, hơn là vào những gì bạn đang có.

Sao bạn đi tìm được thứ mà bạn đã có sẵn rồi? Chúng ta luôn luôn có tất cả những thứ mình cần để có được hạnh phúc.

So sánh cuộc sống tất bật, không ngừng nghỉ của chúng ta với một cái cây bạn thấy trên đường. Nó có một món quà mà bạn không có: cái cây hoàn toàn bằng lòng khi được là chính nó.

It is perfectly content to be itself.

Cái cây không được lập trình để trở nên bất mãn với bản thân. Vì vậy, nó cũng chẳng có lý do gì để trở thành một cái gì khác cả. Không có những xung đột nội tâm như Zim và bạn.

A dog is a dog; a rose, a rose. Everything is quite simply what it is.

Bạn có thể đếm được bao nhiêu hoạt động trong đời mà bạn tham gia chỉ vì chúng làm bạn thích thú và níu kéo tâm hồn bạn? Hãy tìm và trau dồi chúng nhé.

JUST OBSERVE & BE.

Nếu muốn biết ý nghĩa của việc hạnh phúc, hãy nhìn một bông hoa, một con chim, một đứa trẻ. Chúng sống từ giây phút này sang giây phút khác trong hiện tại vĩnh cửu, không có quá khứ và không có tương lai.

Chúng tràn đầy niềm vui sống tuyệt đối; không bị dày vò bởi những lo lắng hay nhu cầu có nhiều thứ hơn, được nhiều người yêu quý hơn.

Hãy dừng lại nhiều hơn, quan sát, đắm mình trong thế giới xung quanh bạn. Sự nhạy cảm với mọi thứ xung quanh sẽ là khởi đầu của một cách nhìn nhận cuộc sống mới.

Một cách nhìn mà Hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào một cái gì hoặc một ai khác. Hạnh phúc luôn ở xung quanh và ở bên trong bạn.

Just observe, and be.

Take it easy.
—Zim


References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

Think on These Things – by Krishnamurti, J.

Làm văn phòng rủi ro hơn khởi nghiệp?

“Thôi, kinh doanh rủi ro lắm.” — liệu việc có công việc ổn định có thực sự an toàn hơn?

Jim Collins (tác giả Good to Great) có một góc nhìn về công việc Zim thấy khá thú vị: làm văn phòng có nhiều rủi ro hơn việc khởi nghiệp

Chúng ta sẽ khám phá góc nhìn này từ hai phía: (1) đi làm 9-5 có thật sự an toàn? (2) xác suất khởi nghiệp thành công có thấp như ta tưởng?

(1) Bài đầu tiên trong lớp Đầu tư 101 là “đừng cho hết trứng vào một giỏ”. Nếu thực sự muốn tránh rủi ro, tại sao ta lại để tất cả trứng vào một nơi. Tại sao chúng ta lại thư thả với công việc duy nhất của mình?

Jim Colllins nói rủi ro trong công việc tăng dần theo thời gian. (Say what?!) Tưởng tượng công ty bạn gắn bó phá sản lúc bạn 50 tuổi. Where do you go now?! Ai sẽ nhận bạn vào thời điểm này?

Đúng. Khởi nghiệp có nhiều rủi ro. Nhưng việc không khởi nghiệp đôi khi còn rủi ro hơn.

con người ghét sự mơ hồ (uncertainty), chúng ta sẽ đặt nhiều giá trị vào những sự lựa chọn mà ta biết rõ là an toàn, mà không để ý những rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại.

Và một công việc 9-5 sẽ ít mơ hồ hơn, so với một tờ giấy trắng khởi nghiệp. Nhưng thật ra, chúng ta đang nhận nhiều rủi ro hơn, chỉ để làm giảm bớt sự mơ hồ của cuộc sống.

(2) Xác suất khởi nghiệp thành công có thấp như ta tưởng?
Tại Stanford, Jim thường giới thiệu một công thức để cả lớp của mình suy nghĩ:

Xác suất khởi nghiệp thành công = xác suất bạn tạo ra sản phẩm thành công NẾU bạn bắt đầu (a) * xác suất bạn SẼ bắt đầu (b)

Trong thực tế, nếu thực sự dành thời gian, tập trung và khởi nghiệp một cách thông minh, xác suất thành công thật ra là cao hơn ta tưởng. Đặc biệt là khi bạn đủ kiên trì (persistence). Nếu A không thành công, chuyển sang B, sang C, chỉ cần không chết đói là được. (a) không hề thấp.

Ngược lại, xác suất chúng ta SẼ bắt đầu lại rất thấp. Và nó càng thấp hơn khi bạn già đi vì khi đó có nhiều ràng buộc khác như nhà cửa, con cái, lối sống. Khi trẻ, chúng ta chẳng có gì để mất cả. 

Xác suất thành công giảm dần vì bạn không bắt đầu. You miss all the shots you don’t take.


Zim không bảo bạn nghỉ việc ngay ngày mai. Chỉ là, thay vì cảm thấy ‘an toàn’ trong công việc hiện tại của mình (you’re not!), cùng Zim tìm hiểu về việc tập trung xây dựng vốn nghề và tạo những nguồn thu nhập khác.

Đừng quên một điều quan trọng là: có làm gì đi nữa, hãy sống theo nhịp độ và ‘khẩu vị rủi ro’ của mình nhé.

Take it easy.
—Zim


References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

Bài viết được tham khảo từ podcast #110 với Jim Collins (Good to Great) trên Farnam Street.

Về Sự Tin Tưởng

Khi gặp một người lạ, chúng ta thường chia ra thành 2 nhóm: 
•  Nhóm bắt đầu từ sự tin tưởng (trust), cho tới khi đối phương đánh mất lòng tin đó;
•  Nhóm bắt đầu từ sự nghi ngờ (mistrust), và đối phương phải cố gắng để xây dựng lòng tin.

There are two types

Theo Jim Collins, và Zim cũng hoàn toàn đồng ý với điều này, việc bắt đầu bằng sự tin tưởng luôn tốt hơn bắt đầu bằng nghi ngờ. Và ông là tín đồ của lối suy nghĩ này.

Jim Collins chia sẻ một ý tưởng là trust wager: chúng ta sẽ đặt cược bao nhiêu sự tin tưởng khi bắt đầu một mối quan hệ? What’s your opening bid on trust?

Những người giỏi nhất sẽ luôn phản hồi tích cực với việc bắt đầu bằng sự tin tưởng. Họ thường bị hấp dẫn bởi điều này.

Còn đối với các sếp yêu cầu nhân viên phải thể hiện họ xứng đáng nhận được sự tin tưởng hoặc phải chứng tỏ họ làm được việc, những nhân sự giỏi nhất sẽ chẳng tốn thời gian để làm những việc này.

Một điểm hay nữa là việc chúng ta tin tưởng một người sẽ ảnh hưởng tới cách họ hành xử. Nhiều nghiên cứu hành vi cho thấy mọi người thường hành động theo cách đáng tin cậy hơn khi nhận được sự tin tưởng từ người khác.

Tất nhiên, Zim không phủ nhận một thực tế rằng không phải ai cũng đáng tin. Sẽ có những trường hợp lòng tin của bạn bị lạm dụng, nhưng nói thật, hãy coi đây như là một khoản “chi tiêu” của cuộc sống.

You will get screwed sometimes, but that’s just the cost of living.

Một điểm quan trọng trong việc tin tưởng người khác Zim phải lưu ý: Đừng để bản thân gặp phải những rủi ro mang tính sống còn. (Vd: gửi gắm toàn bộ trách nhiệm cho bạn Kế toán trưởng mà không kiểm tra sổ sách cho tới một ngày công ty phá sản; hay đưa hết tiền và số tài khoản cho một người khác; etc.) 

Còn lại thì hãy tin tưởng người khác, cho tới khi họ đánh mất lòng tin đó.

Take it easy. 
-Zim


References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

Bài viết được tham khảo từ podcast #110 với Jim Collins (Good to Great) trên Farnam Street.

Morning Read của Zim

Như đã hứa trong book thoughts về Đắc Nhân Tâm tuần trước. Dưới đây là một số trích đoạn từ morning read của Zim nhé.


Take 3 deep breaths.

1. Smile

2. Don’t criticize or complain.
Any fool can criticize, condemn and complain. But it takes character and self – control to be under – standing and forgiving.
[…]

5. Become genuinely interested in other people.
If we want to make friends, let’s put ourselves out to do things for other people – things that require time, energy, unselfishness and thoughtfulness.
-> nhiều khi chúng ta bị cuốn vào những trò chơi khác nhau trong cuộc sống mà quên đi mất những con người xung quanh mình cũng có những câu chuyện, những trải nghiệm riêng của họ. Key word trong đoạn này sẽ là genuinely interested; require time and energy (not just money, không chỉ tặng quà là xong).

6. To be interesting, be interested. Be a good listener.
Ask questions that other persons will enjoy answering. Encourage them to talk about themselves and their accomplishments.

7. A person’s name is to that person the sweetest and most important sound in any language.

9. Don’t argue. Control your temper.
You can measure the size of a person by what makes him or her angry. -> cứ đọc tới câu này là thấy mình bình tĩnh hơn nhiều lần.

10. Show respect for the other person’s opinions.
Never say, “You’re wrong”. Be wiser than other people if you can; but do not tell them so. -> dừng thói quen bắt đầu feedback bằng ‘cái này không đúng’, ‘sai rồi’, etc.

11. If you are wrong, admit it quickly and emphatically -> emphatically tiếng Việt là ‘dứt khoát’, lâu quá không dùng Zim vừa phải google translate xong.
[…]

Dealing with people

1. Assume that people are sincere, honest, truthful and willing and anxious to do the right things.
[…]

5. Try honestly to see things from the other person’s point of view.
-> một tip bạn có thể dùng trong debate hoặc negotiation là tưởng tượng mình thuộc phe đối thủ, liệt kê ra những chiến lược, cũng như những khó khăn họ đang có thể gặp phải.

6. Be sympathetic with the other person’s ideas, desires and mistakes.

8. Showmanship – Dramatize your ideas. -> một bài học khá random nhưng, ngoài việc có có kiến thức sâu về dự án, cách bạn trình bày, present ý tưởng của mình cũng rất quan trọng. Everybody loves a performance!

Leadership – You work FOR your people!

1. Unwavering courage and confidence
No follower wishes to be dominated by a leader who lacks self-confidence and courage.
[…]

8. Willingness to assume full responsibility
Successful leaders must be willing to assume responsibility for the mistakes and shortcomings of their followers.

9. Concentrate on the benefits of your people.

10. Never ask people to do something you wouldn’t do.

11. Protect my people from distractions and idiocy, especially from imposing my own idiocy on them. -> love the ‘especially from imposing my own idiocy on them’ part!

12. Give the other person a fine reputation to live up to.

14. Changing the word “but” to “and”
-> One of my favourite quote: Tất cả những gì trước ‘nhưng’ đều là bullshit.
‘Đợt vừa rồi em làm việc rất tốt, nhưng…’, ‘Chị ấy rất tốt bụng, nhưng…’

Hãy thay ‘nhưng’ thành ‘và’. Lời khen của bạn sẽ trở nên chân thành hơn cũng như mọi người sẽ đón nhận feedback một cách tích cực hơn.
‘Đợt vừa rồi em làm việc rất tốt, và mình có thể tập trung phát triển thêm cách thuyết trình với khách hàng trong thời gian tới’.

Bỏ luôn từ ‘nhưng’ trong vốn từ vựng được thì càng tốt.

Quotes

“Nothing ventured, nothing gained” – Richard Branson

“Keep in mind that neither success nor failure is ever final. Let him who would enjoy a good future waste none of his present. It takes a person who is wide awake to make his dream come true.” – Roger Babson

“If I’m dying, until I actually die, I am still living.” – Dr. Paul Kalanithi

“I shall pass this life but once; any good, therefore, that I can do or any kindness that I can show to any human being, let me do it now” – Stephen Grellet

Take it easy,
Zim

Book Thoughts: Đắc Nhân Tâm by Dale Carnegie

#BookThoughts là series những bài học từ sách Zim cô đọng lại cho bản thân mình.

Quyển sách ‘nghiêm túc’ đầu tiên người lớn thường recommend sẽ là Đắc Nhân Tâm (How to Win Friends and Influence People) của Dale Carnegie.

Zim nhớ hồi đó đọc xong highlight chán chê. Rồi làm một file word in ra, dán vào sổ của mình làm morning read để đọc hàng sáng.

Nói chung, những quyển sách về cuộc sống đã stood the test of time, hay nôm na là ‘sách cũ ơi là cũ’, thường chứa đựng những bài học luôn đúng.

Ngắn gọn, Đắc Nhân Tâm là quyển sách nói về làm thế nào để tạo thiện cảm với người khác và làm gì để họ thích mình (và nhiều hơn thế, những sơ bộ là vậy cho dễ hiểu).

Đắc Nhân Tâm tạo nền tảng đối nhân xử thế một cách tử tế, qua những bài học dễ hiểu, có thể áp dụng được ngay sau khi đọc xong. Zim nghĩ đây cũng là lý do mà sách được yêu thích và thành công như vậy.

Bài học quan trọng nhất: Luôn nói về sở thích của họ.

“Talk in terms of other’s interests.”

Nếu chỉ được chọn 1 điều từ Đắc Nhân Tâm, Zim sẽ chọn “luôn nói về sở thích của người đối diện hoặc những thứ họ đang quan tâm.”

Đừng nói về bản thân mình nữa. Hãy đặt câu hỏi để hiểu người đối diện mình hơn. Quên hết những lý do mà mình đang nói chuyện với người ta đi (chốt deal, ký hợp đồng, etc.), mà trở nên thực sự tò mò về background, con người của họ.

Ngoài công việc, chị thường dành thời gian cho điều gì? Nếu được nghỉ phép 1 tháng, anh sẽ đi đâu?
Đây không phải là small talk, hay giết thời gian để đỡ awkward. Thực sự lắng nghe. Zim luôn nghĩ mindset của mình khi đặt câu hỏi sẽ xuất phát từ genuine curiosity: sự tò mò và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về người đối diện.

Bài học số 2: Hãy nhớ tên người khác!

“A person’s name is to that person the sweetest and most important sound in any language.”

Đối với một người, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, tên luôn là âm thanh ngọt ngào và quan trọng nhất. Hãy luôn nhớ và sử dụng tên của họ!

Zim hay bị ngại hỏi lại tên nếu không nghe kịp hoặc chưa được giới thiệu. Nhưng việc bạn nhớ tên của họ có ý nghĩa nhiều hơn bạn tưởng đấy. Bây giờ Zim luôn cố gắng chủ động hỏi tên của tất cả mọi người, dù có là trợ lý hay nhân viên đi chung, và chào các bạn trước khi bắt đầu.

Bài học số 3: Đừng bao giờ bảo người khác sai.

“Never tell a man he is wrong.”

Thực ra bài học sâu sa hơn trong việc “đừng bao giờ bảo người khác sai” là Empathy (sự đồng cảm).

Khi khách hàng yêu cầu khó hoặc cần sản phẩm ‘ngay và luôn’, thay vì nói “ông chẳng hiểu gì về thiết kế hay quay video cả?”, hãy đặt mình vào vị trí họ. Hỏi kỹ hơn về những khó khăn bên đó có thể đang gặp phải.

Có thể vì sếp ở trên đặt deadline như vậy nên phải follow theo. Nhưng biết đâu, nếu ta bỏ 5 phút chia sẻ về những hạn chế thực tế đang gặp phải, bạn nhân viên đó hiểu và có thể giải thích lại với cấp trên của mình.

Hay biết đâu cái họ cần không phải do deadline gấp, mà do một nguồn tin báo phải lên đúng giờ đấy mới được nhiều ‘Like’. Quên mất rằng chất lượng của sản phẩm mới là yếu tố quyết định.

Bạn sẽ không bao giờ biết được lý do nếu phản ứng đầu tiên là “ông không biết cái gì cả”. Genuine curiosity and empathy.

Random (but important) comment
Zim đọc các sách khác nhau luôn thấy xoay quanh 2 điều:
— đặt bản thân vào vị trí đối phương;
— cố gắng đặt câu hỏi và tập trung lắng nghe để hiểu được lý do thực sự đằng sau mỗi quyết định của họ.

Bonus: Đắc Nhân Tâm về tình yêu

Rule 1: Don’t nag! – Đừng cằn nhằn.
Rule 2: Don’t try to make your partner over. – Đừng cố gắng biến bạn đời mình thành một người khác.
Rule 3: Don’t criticize. – Đừng chỉ trích.
Rule 4: Give honest appreciation.
Rule 5: Pay attention to little things. – Chú ý những điều nhỏ
Rule 6: Be courteous. – Đừng bao giờ ngừng cưa cẩm và ‘thả thính’ với nhau. Dù 1 năm, 2 năm hay 20 năm, lúc nào bạn cũng đang cưa người ta đó. It’s a journey!


Tuần sau Zim sẽ chia sẻ một số đoạn trong morning read hồi xưa nhé. See you next week!
Take it easy,
Zim


References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

How to Win Friends & Influence People – Dale Carnegie

How to Bốc thăm?

Chủ đề viết tuần này hơi random.

Giả sử Zim cùng nhóm bạn cùng nhau đi biển, let’s say, biển Quy Nhơn chẳng hạn, và ở một villa 4 phòng ngủ. Hai phòng ocean view siêu to đẹp, hai phòng ở phía sau garden view nhỏ hơn.

Giờ bốc thăm kiểu gì cũng có 2 nhà buồn. 

Hôm đó Zim bốc được phòng nhỏ buồn thiu mà được nhường phòng to. Nhưng mà đi với bạn mới được vậy thôi.

Bốc thăm giữa các đồng nghiệp hoặc những người mới gặp nhau (phân chỗ ngồi, thứ tự, ca làm việc, etc.) kiểu gì cũng gây sứt mẻ tình cảm (resentment) hoặc có một người tức đòi bốc thăm lại. Để nhận ra người này không khó, họ cũng là người lật bàn monopoly lúc đổ phải vào nhà xanh đậm (with hotels!).

Vậy câu hỏi ở đây là: Có cách bốc thăm nào tốt hơn không?

Câu trả lời là Có. Hear me out.

Thay vì chỉ đơn giản là bốc xem ai được phòng đẹp hơn. Chúng ta có thể pairing các sự lựa chọn cùng với những ‘phần thưởng’ khác. 

Hai nhà bốc được 2 phòng to đẹp có thể trả tiền ăn bữa đầu tiên (chỗ ăn có thể được quyết định trước khi bốc). Thế này thì mặc dù không được phòng đẹp nhưng ít ra cũng được đãi 1 bữa ăn.

Hoặc một ví dụ khác mà Zim đọc được là bốc thăm phòng làm việc.* 

Giả dụ có 6 phòng làm việc từ to nhất (best) tới nhỏ nhất (worst). Tác giả của bài viết pair up phòng to nhất với chỗ parking xa nhất (worst) và phòng nhỏ với chỗ parking gần nhất (best).

Again trong trường hợp này, không ai bị quá thiệt cả. Tốt hơn nhiều việc anh bạn ‘monopoly’ của chúng ta đòi làm lại vì bốc được phòng nhỏ nhất.

Vậy bao giờ phải bốc thăm, thử nghĩ tới bạn có thể pair các options với cái gì khác nhé.

Một số ví dụ pairing:
– Ca làm đông khách nhất (worst) + phải dọn nhà vệ sinh ít hơn (best)
– Đi company trip bốc được phòng đẹp nhất (best) + xuống xếp hàng ăn buffet sau / ngồi ghế xe buýt xấu hơn / etc.
– Đi học quân sự bốc thăm phải dọn nhà vệ sinh (worst) + được tắm trước 

Và ứng dụng của pairing không dừng lại ở việc bốc thăm. Cứ có cái gì liên quan tới may mắn và khả năng có người không vui là chúng ta có thể dùng pairing.

Ví dụ: Concert của Hà Anh Tuấn, những vé cùng hạng nhưng xui thế nào lại xa hơn (như vé hàng O của Zim) có thể được ưu tiên khi xếp hàng mua merchandise hoặc được 1 free drinks hoặc chỗ ngồi không bị xếp sát vào nhau như mấy hàng đầu, etc.

Thế giới pairing là vô cùng. Get creative! 

Take it easy,
Zim


References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.

*Zim nhớ là mình đọc cái này ở trong quyển Alchemy của Rory Sutherland mà tìm thì lại không thấy. Bao giờ tìm lại được source sẽ cập nhật với cả nhà liền.