Rạng sáng ngày 12/7, cả nước Anh nín thở nhìn đội nhà chuẩn bị đá luân lưu trong trận chung kết Euro lịch sử. Ở nửa kia Trái Đất, mắt của tác giả cũng dán chặt vào màn hình. Zim luôn có một sự ưu ái đặc biệt đối với đội tuyển xứ sở sương mù.
Ngay trước khi trọng tài thổi còi kết thúc thời gian thi đấu chính thức, HLV Southgate quyết định cho Rashford và Sancho vào sân, với một nhiệm vụ duy nhất: đá penalty thành công.
Kết quả: Anh thất bại trước Ý trên chấm phạt đền. Cả Rashford và Sancho đều đá hỏng. Liệu Southgate đã mắc sai lầm?
“WHAT AN IDIOT!”
“FIRE SOUTHGATE!”
Tính tới thời điểm trước trận đấu, tỷ lệ đá penalty thành công của Rashford là 89%, thuộc nhóm cao nhất đội tuyển. Sancho cũng có thành tích ấn tượng trước đó, thực hiện thành công 10 trên 11 quả penalty ở mọi mặt trận. Lần bỏ lỡ duy nhất là tại World Cup U17 năm 2017.
Vậy tại sao vẫn có một số lượng lớn fan chỉ trích quyết định của Southgate?
Đơn giản là vì quyết định đó không thành công.
Trong decision making có một bias thường gặp gọi là resulting: khi ta chỉ dựa trên kết quả để đánh giá chất lượng của quyết định.
Và Zim cũng không phải ngoại lệ khi đánh giá những quyết định của mình dựa trên kết quả, thay vì tập trung vào những yếu tố khác quan trọng hơn như thought process, hay những thông tin mình có.
Việc chúng ta là nạn nhân của resulting cũng có lý do của nó.
Cơ chế tồn tại của con người
Khi nghe sột soạt trong bụi cỏ, và sau đó thấy một con hổ to đùng nhảy ra, chúng ta ngay lập tức hình thành một connection giữa con hổ và tiếng sột soạt.
Giữa việc bị báo động giả: chạy khi nghe sột soạt, nhưng không có hổ (Type I Error: False Positive), với việc mặc kệ tiếng sột soạt rồi bị ăn thịt (Type II Error: False Negative), thì Zim chọn False Positive, all day every day.
Psychologist gọi đây là predictable connection (mối liên kết có thể dự đoán trước). Predictable connections là cơ chế tồn tại của con người.
Lúc nào chúng ta cũng phải cố gắng tìm những mối liên kết này, như mối liên kết giữa kết quả không tốt là do quyết định sai lầm, cho dù connection đấy có thể không đúng hoàn toàn 100%.
Kết quả không phản ánh 100% chất lượng của quyết định
We make decisions on a daily basis. Từ việc hôm nay ăn gì, cho tới việc có nên có nên nghỉ việc hay không. Chất lượng của những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Những bias như resulting cản trở chúng ta ‘rút kinh nghiệm’ một cách chính xác nhất. Vậy làm thế nào để có thể đưa ra những quyết định tốt hơn?
Sử dụng xác suất (probability) trong decision making process
Khác với chess, khi mọi thứ được bày hết trên bàn cờ, cuộc sống chính ra giống với poker hơn – a game of incomplete information. Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định mà không có đầy đủ thông tin. Hãy suy nghĩ như một poker player chuyên nghiệp.
Về bản chất, khi một quyết định được đưa ra, ta đang đánh cược rằng kết quả của quyết định đó trong tương lai sẽ tốt hơn các lựa chọn còn lại.
Ở tầng cơ bản nhất, poker player chuyên nghiệp cố gắng theo bài khi tỉ lệ thắng của họ cao nhất, và bỏ bài khi tỉ lệ thắng thấp so với potential reward có thể nhận được.
Thay vì tư duy theo resulting, trắng và đen:
Cuộc sống giống như thế này hơn:
Qua việc buộc bản thân nghĩ theo xác suất, chúng ta sẽ có một cái nhìn chính xác hơn về thực tế. Đánh giá được trạng thái kiến thức (state of knowledge) vào thời điểm hiện tại. Qua đó đưa ra quyết định có xác suất thành công cao nhất.
Quay lại với Southgate, cả Rashford và Sancho đều là những cầu thủ sút penalty tốt. Trên thực tế, quyết định thay người là chiến thuật có xác suất chiến thắng cao hơn những lựa chọn còn lại.
Southgate made a good-quality decision that got a bad outcome.
Lời kết
Chủ đề decision making rất rộng và không có một công thức áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. There’s no one-size-fits-all. Zim hy vọng bài viết này đem lại giá trị tích cực cho decision making process của bạn.
Until then, take it easy.
Zim
References
Nếu tôi có nhìn được xa hơn, thì cũng nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ.
Annie Duke. Thinking in Bets